Hãy cùng khám phá 10 lâu đài nổi tiếng với tin đồn ma ám, bạn có dám ngủ lại một mình trong những lâu đài này?
1. Lâu đài Dragsholm, Đan Mạch
Là một trong những tòa lâu đài ma ám nổi tiếng nhất châu Âu, Dragsholm được xây dựng vào thế kỷ 12 để làm trang viên cho các nhà quý tộc nhưng sau cùng lại đẻ giam giữ tù nhân. Hiện lâu đài này đã trở thành khách sạn, phòng hội nghị, nhà hàng.
Người ta cho rằng, có đến 100 bóng ma, nhiều trong số đó là những tù nhân từng bị xiềng xích ở đây. Ngày nay, nhiều người vẫn nghe tiếng rên rỉ hoặc bóng lơ lửng được cho là của các hồn ma trong lâu đài này.
2. Lâu đài Château de Châteaubriant, Pháp
Đây là lâu đài cổ, được xây vào thế kỷ 11. Tin đồn ma ám trong lâu đài này bắt đầu lan truyền từ thế kỷ 16, sau cái chết bí ẩn của vợ Jean de Laval là Francoise de Foix tháng 10/1537. Lời đồn cho rằng, Francoise chết vì bị chồng đầu độc sau thông tin nàng ngoại tình với nhà vua. Hàng trăm năm qua, nhiều người vẫn thấy hồn ma nàng bước đi vô định trong hành làng của lâu đài.
3. Lâu đài Meggernie, Scotland
Lâu đài Meggernie được xây dựng vào thế kỷ 17. Nhiều người đã đứng tim vì tin đồn một hồn ma nữ thích xuất hiện trước mặt khách và hôn những khách nam khi họ ngủ. Tin đồn ma ám trong lâu đài xuất hiện khi vợ của một người thủ lĩnh dòng tộc Menzie bị sát hại. Người ta cho rằng, phần nửa dưới hồn ma vẫn bước đi trên các cầu thang dưới, trong khi phần nửa trên lại lang thang ở tầng trên, nơi những khách nam ngủ.
4. Lâu đài Charleville, Ireland
Hồn ma nổi tiếng nhất nơi đây là là Harriet, bé gái 8 tuổi con của Bá tước Charleville, chủ nhân lâu đài năm 1978. Cô bé bị trượt chân khỏi lan can khi chơi đùa và rơi xuống mặt đá bên dưới. Đến nay, du khách còn được cho là có thể nghe thấy những tiếng hát, cười hay la hét vào ban đêm, thậm chí còn thấy cô bé đứng bên cạnh họ.
5. Lâu đài Keep, Anh
Đây là một trong những lâu đài cổ nhất thành phố Newcastle. TLâu đài này là nơi giam giữ các tù nhân trong thế kỷ 17, 18. Tòa lâu đài bị ám đến mức, mỗi căn phòng đều có một giai thoại riêng.
Nhiều du khách cho biết họ nhìn thấy những chiếc bóng không thể giải thích hay màn sương mù màu xám. Từng cót rường hợp du khách bị tấn công, đẩy ngã, cào xước và tiếng của binh lính, phụ nữ, trẻ em, tiếng nhà sư tụng kinh.
6. Lâu đài Houska, Cộng hòa Czech
Lâu đài Houska được xem là một trong những lâu đài đáng sợ nhất thế giới vì được đồn là cánh cổng địa ngục. Lâu đài được xây vào nửa đầu thế kỷ 13.Nhiều người kể rằng họ đã thấy hồn ma của một nhà sư mang theo chiếc rìu đi sau du khách, hay một hàng dài những linh hồn bị xích với nhau, trên tay cầm cái đầu của mình.
7. Lâu đài Burg Eltz, Đức
Lâu đài này xuất hiện từ năm 1157. Đến nay, gia đình Eltz vẫn nắm quyền sở hữu ngôi nhà này. Một số căn phòng trong này được mở cửa tham quan, trong đó là căn phòng của nữ bá tước tên là Agnes. Chiếc giường, áo giáp che ngực và chiếc rìu chiến vẫn đang đượ giữ trong phòng. Theo lời đồn đại, nữ bá tước đã chết khi bảo vệ lâu đài và vẫn còn vất vưởng trong lâu đài đến nay.
8. Lâu đài Leap, Bắc Roscrea, Ireland
Được xây vào thế kỷ 15, lâu đài này nổi tiếng bởi tin đồn có chứa nhiều hồn ma đáng sợ. Hồn ma đầu tiên được đặt tên là "Nó". "Nó" là sinh vật to bằng con cừu có khuôn mặt bị thối rữa với mùi lưu huỳnh. Ngoài ra, có hồn ma của một người chuyên đẩy hàng rào và một linh hồn khác tên Người đàn bà mặc đồ đỏ, tay cầm một chuôi kiếm sẵn sàng đâm bất cứ ai.
9. Lâu đài Culzean, Carrick Scotland
Được xây năm 1602, lâu đài được cho là bị ám bởi hai linh hồn. Một là hồn ma của một người hay thổi sáo vào lúc trời giông bão. Hồn ma thứ hai là một phụ nữ trẻ mặc một chiếc váy dạ hội nhưng không ai biết đó là ai và tại sao lại ở đó.
10. Lâu đài Chillingham, Northumberland, Anh
Lâu đài này xây vào thế kỷ 14, được xem là một trong những nơi nhiều ma ám nhất nước Anh. Người ta có thể nghe tiếng khóc của một hồn ma bé trai vào nửa đêm mặc đồ xanh. Một hồn ma khác là Quý bà Mary Berkeley, bị chồng bỏ rơi và phải tự chăm sóc con gái mình. Người ta đồn có thể nhìn thấy bà nửa đêm lang thang trên hành lang tìm kiếm người chồng phản bội.
Nguồn: Ione.net
0 nhận xét:
Đăng nhận xét